Hướng dẫn chi tiết tạo Projects lập trình cho STM8S bằng IAR - How to Program STM8S
Như các bạn cũng đã biết, STM8S là một dòng vi điều khiển có giá thành rẻ nhưng có đầy đủ những tính năng nổi bật của những dòng vi điều khiển có giá thành cao hơn khác như: PIC, AVR, ..... Vì sở hữu được nhiều ưu thế, nên "hot boy" này dần có nhiều lập trình viên lựa chọn và sử dụng (trong đó có mình).
Trong Series lập trình cho STM8S này, mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng trình biên dịch IAR để lập trình cho STM8S. Đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị một số dụng cụ, phần mềm để cho việc học được thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả:
Tổng thiệt hại cần cho tự học lập trình em STM8S này là 100k. Nếu bạn nào có điều kiện hơn thì có thể chọn Board STM8S khác như: http://hshop.vn/products/kit-stm8l-discovery ,...
Nào chúng ta cùng tiến hành với bài học thần thánh đầu tiên đó chính là: tạo Project làm quen với trình biên dịch IAR và STM8S.
BƯỚC 1: TẠO VÀ LƯU PROJECTS
Đầu tiên chúng ta sẽ tạo một thư mục để lưu project, ví dụ này mình sẽ tạo 1 thư mục ngoài Desktop có tên là Blink. Sau khi tạo xong chúng ta cần phải copy một số file như hình dưới vào thư mục vừa tạo để phục vụ cho quá trình lập trình (copy từ trong thư mục đã giải nén từ file thư viện chuẩn tải được ở phần trên)
1. Thư mục STM8S_StdPeriph_Driver ("..\STM8S_StdPeriph_Lib\Libraries\STM8S_StdPeriph_Driver").
2. File main.c
3. File stm8s_conf.h
4. File stm8s_it.c
5. File stm8s_it.h
Sau khi chúng ta copy xong, trong thư mục Blink chứa Project của chúng ta sẽ có được như hình sau:
Bây giờ, chúng ta tiến hành khởi chạy phần mềm IAR cho STM8S và chọn thẻ Project >> Create New Project..
Sau khi click vào Create New Project.., một cửa sổ sẽ hiện lên và chúng ta sẽ chọn ngôn ngữ C để lập trình và bấm OK để qua bước tiếp theo
Tiếp theo, phần mềm sẽ yêu cầu chúng ta đặt tên và chọn nơi lưu cho cái Project mới này. Trong ví dụ này, mình sẽ đặt tên là Blink và lưu ở thư mục Blink vừa tạo ở Desktop (Lưu ý vị trí chúng ta lưu là thư mục đã copy các file ở bước trên).
Chọn Save để lưu Project và tiến hành lập trình.
BƯỚC 2: CẤU HÌNH CHO PHẦN MỀM
Ở bước này, chúng ta sẽ cấu hình những thông tin cần thiết để việc lập trình không xảy ra lỗi và sau khi lập trình chúng ta có thể nạp được cho Vi điều khiển STM8S. Để cấu hình, chúng ta click chuột phải vào tên project (Blink) và chọn option
Tại Tab General Options, chúng ta sẽ chọn loại chip chúng ta lập trình. Trong bài viết này, mình sử dụng chip STM8S103F3P6 nên mình sẽ chọn mục STM8S103F3P.
Tiếp theo, tại Tab C/C++ Compiler, chúng ta sẽ khai báo cho trình biên dịch IAR biết nơi mà chúng ta lưu thư viện (đối với file header .h). Các bạn tiến hành chọn biểu tượng "..." để trỏ đường dẫn tới thư mục chứa file header nhé, hoặc có thể copy 02 dòng dưới đây để điền vào mục "Aditional Include..." :
$PROJ_DIR$
$PROJ_DIR$\STM8S_StdPeriph_Driver\inc
Tiếp theo, tại Tab Output Converter, chúng ta sẽ chọn định dạng file xuất ra khi biên dịch project.
Tại Tab Debugger, chúng ta chọn ST Link sau đó tiến hành nhấn OK để lưu cấu hình.
Sau khi đã cấu hình xong, chúng ta chọn biểu tượng make trên thanh công cụ hoặc nhấn phím tắt F7 để biên dịch Projects vừa tạo. Khi biên dịch lần đầu, IAR sẽ đòi hỏi chúng ta chọn nơi lưu workspace - vùng làm việc/lập trình của chúng ta.
Sau khi biên dịch nếu trình biên dịch không báo lỗi, thì quá trình tạo Projects và cấu hình của chúng ta đã thành công. Nếu có xuất hiện lỗi gì trong quá trình làm, các bạn hãy làm lại thật kỹ những bước mình hướng dẫn hoặc có thể liên hệ tại đây để mình cùng bạn giải quyết nhé.
Trong Series lập trình cho STM8S này, mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng trình biên dịch IAR để lập trình cho STM8S. Đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị một số dụng cụ, phần mềm để cho việc học được thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả:
- Phần mềm IAR cho STM8S (Bạn nào chưa cài thì có thể tham khảo bài viết hướng dẫn này nhé: http://ratdongian.blogspot.com/2018/06/bai-1-cai-at-phan-mem-iar-su-dung-cho.html)
- Thư viện chuẩn cho STM8S (STM8S_StdPeriph_Lib), Các bạn có thể tải tại http://www.st.com/en/embedded-software/stsw-stm8069.html
![]() |
Nhấn Get Software, đăng nhập và tải thư viện |
- Board STM8S (dòng nào cũng được, mình đang sử dụng board mini STM8S103F3P6 giá 20k http://www.dientuachau.com/stm8s103f3p6-module)
- Mạch nạp ST Link V2 giá 80k.
Tổng thiệt hại cần cho tự học lập trình em STM8S này là 100k. Nếu bạn nào có điều kiện hơn thì có thể chọn Board STM8S khác như: http://hshop.vn/products/kit-stm8l-discovery ,...
Nào chúng ta cùng tiến hành với bài học thần thánh đầu tiên đó chính là: tạo Project làm quen với trình biên dịch IAR và STM8S.
BƯỚC 1: TẠO VÀ LƯU PROJECTS
Đầu tiên chúng ta sẽ tạo một thư mục để lưu project, ví dụ này mình sẽ tạo 1 thư mục ngoài Desktop có tên là Blink. Sau khi tạo xong chúng ta cần phải copy một số file như hình dưới vào thư mục vừa tạo để phục vụ cho quá trình lập trình (copy từ trong thư mục đã giải nén từ file thư viện chuẩn tải được ở phần trên)
1. Thư mục STM8S_StdPeriph_Driver ("..\STM8S_StdPeriph_Lib\Libraries\STM8S_StdPeriph_Driver").
2. File main.c
3. File stm8s_conf.h
4. File stm8s_it.c
5. File stm8s_it.h
Sau khi chúng ta copy xong, trong thư mục Blink chứa Project của chúng ta sẽ có được như hình sau:
Copy các file thư viện cần thiết cho Project
|
![]() |
Tạo project mới |
![]() |
Chọn Format Code lập trình |
![]() |
Đặt tên và lưu Projects |
BƯỚC 2: CẤU HÌNH CHO PHẦN MỀM
Ở bước này, chúng ta sẽ cấu hình những thông tin cần thiết để việc lập trình không xảy ra lỗi và sau khi lập trình chúng ta có thể nạp được cho Vi điều khiển STM8S. Để cấu hình, chúng ta click chuột phải vào tên project (Blink) và chọn option
![]() |
Cấu hình cho IAR |
Tại Tab General Options, chúng ta sẽ chọn loại chip chúng ta lập trình. Trong bài viết này, mình sử dụng chip STM8S103F3P6 nên mình sẽ chọn mục STM8S103F3P.
![]() |
Chọn loại vi điều khiển STM8S sử dụng |
$PROJ_DIR$
$PROJ_DIR$\STM8S_StdPeriph_Driver\inc
![]() |
Khai báo thư mục chứa thư viện |
![]() |
Chọn định dạng file output |
![]() |
Chọn loại mạch nạp/debug
|
Sau khi đã cấu hình xong, chúng ta chọn biểu tượng make trên thanh công cụ hoặc nhấn phím tắt F7 để biên dịch Projects vừa tạo. Khi biên dịch lần đầu, IAR sẽ đòi hỏi chúng ta chọn nơi lưu workspace - vùng làm việc/lập trình của chúng ta.
![]() |
Lưu workspace |
![]() |
Tạo Project/cấu hình thành công |
Sau khi biên dịch nếu trình biên dịch không báo lỗi, thì quá trình tạo Projects và cấu hình của chúng ta đã thành công. Nếu có xuất hiện lỗi gì trong quá trình làm, các bạn hãy làm lại thật kỹ những bước mình hướng dẫn hoặc có thể liên hệ tại đây để mình cùng bạn giải quyết nhé.
Cảm ơn bạn nhiều
Trả lờiXóa